Xe cứu thương bị hàng loạt ô tô chạy sai luật 'kẹp' trên làn dừng khẩn cấp
Nhân chuyến về Việt Nam công tác, Hoa hậu châu Á tại Mỹ - Nicole Hồ thực hiện một bộ ảnh áo dài, quảng bá trang phục truyền thống của dân tộc. Người đẹp chọn các thiết kế nằm trong bộ sưu tập áo dài xuân của Đặng Trọng Minh Châu, giúp tôn lên vẻ đẹp đậm chất Á Đông khi bước sang tuổi 20.Khác với những phom dáng truyền thống trước đây, trong bộ sưu tập lần này, nhà thiết kế Minh Châu cho thấy sự phá cách với những thiết kế nhiều màu sắc rực rỡ, kết hợp giữa nhiều chất liệu mới, trong đó có lông vũ, voan lưới… giúp tôn lên vẻ thanh lịch, sang trọng của người đẹp sinh năm 2004.Nhiếp ảnh gia thời trang diện áo dài du xuân trên quê hương An Giang
Anh Brian Le trưởng thành trong một gia đình có truyền thống sâu sắc về giáo dục. Bác ruột của anh là người sáng lập và quản lý hệ thống trung tâm ngoại ngữ với hơn 100 cơ sở tại Sài Gòn - là một cơ ngơi có tiếng trong lịch sử giáo dục thành phố. Không dừng lại ở đó, bác thứ của anh từng đảm nhiệm vị trí hiệu trưởng Trường Nguyễn Du, một trong những ngôi trường phổ thông danh giá tại TP.HCM.Tiếp nối truyền thống đó, ba của anh là tiến sĩ Lê Đức Ánh đã dành hơn 25 năm gắn bó với Trường Quốc tế TIS, xây dựng nơi đây trở thành một trong những trường tư thục liên cấp tiên phong tại TP.HCM từ năm 1999. Trường Quốc tế TIS là ngôi trường nội trú giảng dạy chương trình phổ thông quốc tế Tú Tài Mỹ, chú trọng đến sự phát triển toàn diện của học sinh cả về học thuật, kỹ năng sống và nhân cách của học sinh trong thời đại mới.Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ Đại học Cornell (đại học thành viên Đại học Ivy League), anh trở về Việt Nam viết tiếp hành trình sự nghiệp giáo dục của gia đình. Hiện tại, trên cương vị CEO của TIS, anh Brian Le đang tiếp tục kế thừa và nâng tầm những giá trị của sự nghiệp gia đình bằng chuyên môn quản lý được hun đúc từ nhiều năm sinh sống, học tập tại Hoa Kỳ. Anh đã nỗ lực đưa những cải tiến chiến lược để đáp ứng các tiêu chuẩn giáo dục toàn cầu, mang TIS tiệm cận với những mô hình giáo dục tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ.Với Trường Quốc tế TIS, anh tập trung xây dựng một môi trường học tập cá nhân hóa, nơi mỗi học sinh đều được hỗ trợ để phát huy tối đa thế mạnh của bản thân. Anh tin rằng: "Giáo dục không phải là đào tạo những con người giống nhau mà là giúp mỗi học sinh tìm ra giá trị riêng biệt và tự tin theo đuổi những gì tốt đẹp nhất trong mỗi người".Truyền thống giáo dục của gia đình anh Brian Le không dừng lại trong phạm vi gia đình và quốc gia, em trai anh Brian Le sau khi tốt nghiệp Hóa - sinh tại University of California, Los Angeles (UCLA) - trường công lập số 1 Hoa Kỳ (theo US News & World Report 2024), hiện cũng đang là giáo viên tại Mỹ, tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp trồng người ở một môi trường giáo dục hiện đại bậc nhất thế giới. Tinh thần giáo dục của gia đình anh không chỉ gói gọn trong biên giới Việt Nam mà còn vươn xa, trở thành một phần của dòng chảy tri thức toàn cầu.Hơn hết, các thế hệ học sinh của Trường Quốc tế TIS hiện nay đều đã thành công ở các vai trò như nghệ sĩ, bác sĩ, kỹ sư, học giả nghiên cứu,... và làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia trong nước lẫn quốc tế như Apple, Vinfast, Heineken,... Bên cạnh đó, có những cựu học sinh đã học tập, đang giảng dạy và nghiên cứu tại các đại học hàng đầu thế giới như Yale, UCLA, La Trobe, Melbourne, Massey, RMIT,... Năm 2024 đánh dấu cột mốc 25 năm của Trường Quốc tế TIS. Dưới sự lãnh đạo của Brian Le, trường tiếp tục là ngọn cờ tiên phong trong việc kết hợp giữa truyền thống và đổi mới, giữ vững những giá trị gia đình đồng thời mở rộng cánh cửa hội nhập quốc tế.Di sản của gia đình không chỉ là động lực mà còn là nền tảng để anh Brian Le thực hiện khát vọng xây dựng một môi trường giáo dục không ngừng phát triển. Anh nhấn mạnh: "Thành công của một ngôi trường không nằm ở cơ sở vật chất mà nằm ở những con người bước ra từ nơi đó, họ là ai và biết mình là ai. Tôi tự hào khi mỗi học sinh bước ra từ TIS đều mang trong mình sự tự tin và bản lĩnh để chinh phục những giấc mơ lớn".Hành trình của anh Brian Le tại TIS là minh chứng cho sức mạnh của việc gìn giữ di sản gia đình và chuyển hóa nó thành động lực để kiến tạo những giá trị bền vững cho thế hệ mai sau.Khám phá chương trình Tú Tài Mỹ tại TIS - Nơi chắp cánh cho hành trình trưởng thành của con bạn!📞 Liên hệ ngay: (84.28) 3844 2345 - 090 231 41 40📍 Địa chỉ: 305 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Xe SUV cỡ nhỏ dưới 600 triệu: Chọn Toyota Raize hay KIA Sonet?
Ngày 28.2, ông Nguyễn Xuân Nở, Chủ tịch UBND P.Tự An (TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), cho biết đã nắm thông tin về tình trạng chèo kéo, giành khách vào các quán ăn trước cổng Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên đóng trên địa bàn.Ông Nở cho rằng tình trạng "cò cơm" này xảy ra từ năm ngoái, lực lượng Công an P.Tự An đã nhiều lần chấn chỉnh, xử lý nhằm bảo đảm an ninh trật tự nhưng cũng chưa chấm dứt hẳn."Khi lực lượng công an có mặt xử lý tình trạng này, các quán cơm đều chấp hành nghiêm túc, không xảy ra việc tranh giành khách, nhưng khi anh em rút về thì người ta lại tràn ra đường chèo kéo khách", ông Nở nói. Theo ông Nở, chính quyền đã chỉ đạo Công an phường tiếp tục công tác tuần tra, xử lý nghiêm những người vi phạm.Mới đây, mạng xã hội có nhiều clip đăng tải cảnh chèo kéo, giành khách vào quán cơm trên đường Trần Quý Cáp, đoạn qua trước cổng Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên.Trong một clip, khi thấy hai phụ nữ là người nhà bệnh nhân từ bệnh viện đi ra, một thanh niên tiếp cận, hỏi thăm, rồi kéo thô bạo hai phụ nữ vào quán cơm gần đó.Theo một lãnh đạo Bệnh viện đa khoa vùng Tây nguyên, đơn vị đã trình báo, đề nghị cơ quan chức năng địa phương xử lý việc nhân viên bảo vệ bệnh viện bị nhóm "cò cơm" tấn công. Vụ việc xảy ra hồi tháng 1, khi những thanh niên lôi kéo, giành khách trước cổng bệnh viện, ảnh hưởng đến phương tiện giao thông ra vào, hai nhân viên bảo vệ ra nhắc nhở thì bị nhóm này đánh khiến một người bị thương nhẹ.
Để tự bảo vệ bản thân, cô nàng gen Z chọn ăn mặc kín đáo mỗi khi đi xe khách đường dài. “Mặc quần áo kín đáo nhưng vẫn thoải mái, bản thân mình cũng thấy an tâm hơn, không sợ ai dòm ngó. Hơn nữa, khi đặt mua vé xe mình sẽ ưu tiên nằm ở tầng trên vì bình thường phụ xe họ nằm ngủ dưới sàn. Những trường hợp bị quấy rối, sàm sỡ mình thấy đa số đều xảy ra đối với những hành khách nữ khi nằm tầng dưới. Vì hay lo xa nên mình chọn giường ở tầng trên cho chắc”, Tiên chia sẻ.
Vụ 5 du học sinh Việt mất tích tại Úc: Giải đáp một chi tiết 'lạ'
Sáng 21.2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị của Chính phủ với 63 địa phương thực hiện kết luận của T.Ư, nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế 8% năm 2025, tạo đà tăng trưởng 2 con số.Đây là hội nghị đầu tiên giữa Chính phủ và các địa phương sau khi Chính phủ được kiện toàn sau kỳ họp bất thường thứ 9 của Quốc hội khóa XV (bế mạc ngày 19.2). Phát biểu khai mạc, Thủ tướng nhấn mạnh, tăng trưởng GDP là yếu tố quan trọng nhất thực hiện 2 mục tiêu: tới năm 2030 là nước đang phát triển, công nghiệp hiện đại, có thu nhập trung bình cao, năm 2045 là nước phát triển, thu nhập cao."Không còn cách nào khác, chúng ta phải duy trì tăng trưởng cao, bền vững liên tục trong thời gian từ nay tới 2045. Chỉ có như vậy mới vượt qua được bẫy thu nhập trung bình và vươn lên, đạt được các mục tiêu chiến lược, thực hiện khát vọng trong kỷ nguyên mới, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no và hạnh phúc", Thủ tướng nhấn mạnh.Chính phủ đã đề xuất T.Ư, Quốc hội phấn đấu đạt tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên và tăng trưởng 2 con số trong những năm tới.“Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ thống nhất, Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi, thì chỉ có bàn làm, không bàn lùi. Vấn đề là làm thế nào?", Thủ tướng đặt vấn đề.Kinh nghiệm quốc tế và công bố mới đây nhất của WB cho thấy, hơn 30 năm qua, chỉ có 34 nền kinh tế đã thành công trong thoát bẫy thu nhập trung bình để trở thành quốc gia có mức thu nhập cao, còn 108 quốc gia chưa vượt qua được.Điểm chung các nền kinh tế trở thành nước có thu nhập cao đều duy trì tăng trưởng cao trong khoảng trên dưới 30 năm, như Nhật Bản tăng trưởng trung bình 11,5%/năm từ 1951 - 1973.Hàn Quốc đạt 9,6%/năm trong giai đoạn 1963 - 1996, Trung Quốc tăng trưởng khoảng 10%/năm giai đoạn 1978 - 2011, Singapore tăng 8,5%/năm từ 1961 - 1997.Theo Bộ KH-ĐT, Việt Nam tăng trưởng khoảng 6,4% trong gần 40 năm đổi mới, từ 1986 tới nay. Năm 2024, quy mô GDP Việt Nam đạt trên 470 tỉ USD, thu nhập bình quân đầu người khoảng 4.700 USD. "Nếu tăng trưởng GDP ở mức khoảng 7% mỗi năm thì rất khó đạt 2 mục tiêu 100 năm. Trong 2 thập kỷ tới, cần tăng tốc bứt phá mới có thể đạt mục tiêu chiến lược đề ra. Chặng đường chúng ta đi còn rất gian lao", Thủ tướng nêu rõ.Do đó, trong năm 2025, người đứng đầu Chính phủ lưu ý phải làm rất nhiều việc, trong đó phải tăng trưởng GDP đạt ít nhất 8% để phải tạo đà, tạo thế, tạo lực cho những năm tới tăng trưởng 2 con số.Thủ tướng nhấn mạnh, muốn cả nước tăng trưởng trên 8% thì tất cả các bộ, ngành, địa phương, các lĩnh vực phải tăng trưởng trên 8%, doanh nghiệp trong và ngoài nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân… đều phải tăng trưởng trên 8%. Không thể chỉ có một vài địa phương, một vài bộ, ngành, một vài doanh nghiệp tăng trưởng cao rồi kéo cả nước lên."Mục tiêu thì như thế, không làm thì không được. Đây là thời điểm chúng ta phải tăng tốc, bứt phá, về đích, tận dụng mọi thời cơ để đất nước tiến nhanh, tiến mạnh, bay cao vươn xa. Tình hình thế giới thay đổi rất nhanh, phải tranh thủ thời cơ, biến khó khăn, thách thức thành động lực, càng khó khăn, thách thức càng phải nỗ lực hơn", Thủ tướng nhấn mạnh.Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Trần Quốc Phương cho biết, có 8 động lực tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương năm 2025. Trong đó, Hà Nội, TP.HCM và các địa phương được áp dụng cơ chế thí điểm, đặc thù. Cả nước đã hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh, gọn, hiệu lực, hiệu quả.Về giải pháp, ông Phương cho rằng, cần tập trung cải cách hành chính, giải quyết nhanh các thủ tục đầu tư, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, dự án.Xóa bỏ định kiến về doanh nghiệp, dân doanh; luôn đồng hành cùng doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù, quy định mới, đột phá, quy định "luồng xanh" cho các dự án trong lĩnh vực công nghệ cao.